Hotline: 0124 567 89
Zalo

Tin tức

Các biến chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường luôn phải thường xuyên theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu. Dù bạn có cẩn thận đến đâu, vẫn có khả năng cơ thể phát sinh một vài vấn đề sức khỏe không mong muốn. 

bien-chung-tieu-duong

Có hai loại biến chứng có thể gặp phải trong bệnh tiểu đường là cấp tính và mãn tính. Biến chứng cấp tính cần được phát hiện và xử lý nhanh chóng, bao gồm hạ đường huyết và nhiễm toan ceton. Nếu không được điều trị, bệnh nhân sẽ bị co giật, mất ý thức và thậm chí là tử vong.

Biến chứng mãn tính xảy ra khi bệnh tiểu đường không được quản lý đúng cách, lượng đường trong máu cao trong thời gian dài. Nếu không được kiểm soát tốt, theo thời gian lượng đường cao trong máu có thể làm tổn thương các cơ quan khác, bao gồm: mắt, thận, tim, da và thần kinh.

Biến chứng hạ đường huyết

Bệnh nhân đái tháo đường có thể bị giảm đột ngột lượng đường trong máu. Nguyên nhân chính là do bỏ bữa hoặc dùng quá nhiều insulin hay các loại thuốc làm tăng nồng độ insulin trong cơ thể. Những bệnh nhân sử dụng các loại thuốc điều trị tiểu đường không làm tăng nồng độ insulin thì không có nguy cơ hạ đường huyết. Các triệu chứng hạ đường huyết có thể là:

  • mắt mờ

  • nhịp tim nhanh

  • nhức đầu

  • chao đảo

  • chóng mặt

Nếu lượng đường trong máu của quá thấp, bệnh nhân có thể bị ngất xỉu, co giật hoặc hôn mê.

Nhiễm toan ceton

Đây là một biến chứng của bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể không thể sử dụng glucose để tạo năng lượng do không có hoặc không đủ insulin. Các tế bào “bị bỏ đói” bắt buộc phải lấy năng lượng từ việc phân hủy chất béo triglycerid.  Acid cetonic là sản phẩm phụ của quá trình này, tích tụ và gây hại cho cơ thể, làm cho cơ thể mất nước, bệnh nhân gặp phải tình trạng đau bụng và các vấn đề về hô hấp.

Biến chứng ở mắt

Bệnh tiểu đường có thể làm hỏng các mạch máu trong mắt và gây ra nhiều vấn đề khác nhau. Bệnh nhân có thể gặp phải một số tình trạng như:

Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể có nguy cơ phát triển cao gấp 2 -5 lần ở những người mắc bệnh tiểu đường.  Đây là tình trạng thể thủy tinh (hay ống kính) của mắt bị mờ, giống như một tấm kính bám đầy bụi hoặc phủ sương, ngăn ánh sáng đi vào. Đục thủy tinh thể nhẹ có thể được điều trị bằng kính râm và tròng kính chắn ánh sáng, bệnh nhân nặng có thể được phẫu thuật thay thể thủy tinh.

Glaucom tăng nhãn áp

Áp lực tích tụ trong mắt làm hạn chế lưu lượng máu đến võng mạc và dây thần kinh thị giác. Bệnh tăng nhãn áp gây mất thị lực dần dần. Những người mắc bệnh tiểu đường  có khả năng phát triển bệnh cao gấp 2 lần bình thường.

Bệnh võng mạc tiểu đường

bien-chung-tieu-duong

Đây là thuật ngữ chung mô tả bất kỳ vấn đề nào của võng mạc do bệnh tiểu đường gây ra. Ban đầu, các mao mạch (mạch máu nhỏ) ở phía sau mắt bị giãn rộng và tạo thành túi, có thể dẫn đến sưng và chảy máu, gây biến dạng thị lực. Sau đó, chúng cũng có thể tăng sinh. Các mạch máu của võng mạc bị tổn thương, chúng co và thắt lại với các mạch máu mới. Những mạch máu mới trở nên yếu và vỡ ra. Sự tăng sinh này có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

Phù hoàng điểm

Điểm vàng là một phần của mắt cho phép bạn nhìn và đọc được sự vật. Phù hoàng điểm là do bệnh võng mạc tiểu đường. Khi các mao mạch mất khả năng kiểm soát việc vận chuyển các chất giữa máu và võng mạc, chất lỏng có thể rò rỉ vào điểm vàng của mắt và khiến nó sưng lên. Tình trạng này gây mờ mắt và mất thị lực tiềm ẩn. Cần phải điều trị kịp thời để có hiệu quả bảo vệ mắt tránh khỏi việc mất thị lực.

Biến chứng thận của bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu cao theo thời gian có thể làm mất khả năng lọc chất thải ra khỏi cơ thể của thận. Nó cũng có thể gây ra protein niệu. Nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn nếu bạn đồng thời bị tăng huyết áp. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh thận. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có bệnh thận tiểu đường thậm chí sẽ phải tiến hành lọc máu.

Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường

Lượng đường dư thừa trong máu còn có thể làm tổn thương các tế bào thần kinh của cơ thể. Điều này thường xảy ra với các dây thần kinh thực vật (như tiêu hóa) và các dây thần kinh kiểm soát tứ chi, đặc biệt là bàn chân. Bệnh nhân có thể có các triệu chứng ngứa ran, tê, cảm giác nóng rát và các cơn đau. Cuối cùng thậm chí nặng hơn là mất cảm giác ở bàn chấn, người bệnh sẽ không nhận thấy chấn thương cho đến khi ổ nhiễm trùng lớn phát triển.

Tổn thương mạch máu

Lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương các mạch máu trong cơ thể. Điều này khiến cho lưu thông máu trở nên khó khăn, tăng nguy cơ gặp các vấn đề về bàn chân và các bệnh mạch máu khác như đau tim và đột quỵ.

Các vấn đề về bàn chân và da

bien-chung-tieu-duong

Những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng gặp các vấn đề về bàn chân do tổn thương dây thần kinh và mạch máu đồng thời hạn chế lưu lượng máu đến tứ chi. Nếu bạn bị tiểu đường, điều quan trọng là bạn phải chú ý đến các vấn đề của bàn chân một cách nghiêm túc. Nếu chăm sóc kém, vết loét nhỏ hoặc vỡ trên da có thể trở thành vết loét sâu. Nếu vết loét lớn hoặc sâu hơn có thể dẫn đến hoại tử thậm chí phải cắt cụt chân.

Chăm sóc trong bệnh tiểu đường

Các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường phát triển từ từ, thời gian mắc bệnh càng dài, nguy cơ biến chứng của bạn càng cao. Chăm sóc phòng ngừa đúng cách có thể giúp bạn kiểm soát và tránh khỏi các biến chứng ngày. Quản lý lượng đường trong máu tốt hơn sẽ giúp cho nguy cơ phát triển các biến chứng càng thấp và triển vọng cải thiện sức khỏe của bạn càng tốt.

Tin tức khác

Vitamin tổng hợp - giải pháp đơn giản cho sức khoẻ

Vitamin tổng hợp - giải pháp đơn giản cho sức khoẻ

03-11-2023 - 373

Vitamin tổng hợp( Multi-vitamin) là giải pháp đơn giản và hiệu quả được nhiều người sử dụng để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể . Giúp cải thiện sức khoẻ và giảm thiểu các...

Top 12 thực phẩm tăng cơ giảm mỡ cho dân tập Gym

Top 12 thực phẩm tăng cơ giảm mỡ cho dân tập Gym

07-06-2022 - 385

Top thực phẩm tăng cơ giảm mỡ cho người tập gym để có thể sở hữu vóc dáng mơ ước bởi vì kết quả phụ thuộc vào 75% ăn uống và 25% tập luyện.

Bệnh đậu mùa khỉ có dấu hiệu gì?

Bệnh đậu mùa khỉ có dấu hiệu gì?

29-05-2022 - 441

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ là dấu hiệu để xác định khỉ mắc bệnh. Do tình trạng chưa lây lan nhanh nên các nhà nghiên cứu luôn không ngừng tìm tòi để biết rõ nguyên nhân. Sau đây là một số...

Đột quỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách phòng tránh

Đột quỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách phòng tránh

25-05-2022 - 229

Đột quỵ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách phòng tránh

Hậu COVID-19: Kiểm soát các vấn đề về căng thẳng, lo âu, trầm cảm và giấc ngủ thế nào?

Hậu COVID-19: Kiểm soát các vấn đề về căng thẳng, lo âu, trầm cảm và giấc ngủ thế nào?

23-05-2022 - 403

Hậu COVID-19: Kiểm soát các vấn đề về căng thẳng, lo âu, trầm cảm và giấc ngủ thế nào?

Top 9 thực phẩm tốt cho não và cách giữ cho não bộ luôn khỏe mạnh

Top 9 thực phẩm tốt cho não và cách giữ cho não bộ luôn khỏe mạnh

19-05-2022 - 313

Não bộ là trung tâm điều khiển quan trọng của cơ thể. Vì vậy, việc cải thiện và củng cố chức năng não bộ là điều cần thiết và một chế độ ăn uống với các thực phẩm tốt cho não cùng thói...