Hotline: 0124 567 89
Zalo

Chi tiết sản phẩm

DUNG DỊCH SÁT KHUẨN BETADINE ANTISEPTIC SOL 10%

DUNG DỊCH SÁT KHUẨN BETADINE ANTISEPTIC SOL 10%

Chỉ định Dung dịch sát khuẩn Betadine Antiseptic Sol 10%:

– Sát khuẩn da và niêm mạc trước khi mổ

– Ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết thương sau khi phẫu thuật

– Dự phòng nhiễm khuẩn khi bỏng, vết rách nát, vết mài mòn.

– Điều trị những trường hợp khác nhau về nhiễm khuẩn, virút, đơn bào, nấm ở da như tinea, tưa miệng, chốc lở, herpes simplex, zona.

– Tiệt khuẩn tay để làm vệ sinh cá nhân tốt hơn.

Chống chỉ định:

– Không dùng khi: cường tăng tuyến giáp trạng: bệnh tuyến giáp rõ ràng; viêm da dạng herpes mạn tính Duhring (rất hiếm); quá mẫn cảm với iod; trước và sau khi dùng iod phóng xạ để điều trị tuyến giáp, cho đến khi xong đợt điều trị cuối cùng.

– Người bướu cổ hoặc sau khi mắc các bệnh tuyến giáp, người dễ bị rối loạn chức năng giáp trạng (đặc biệt là người cao tuổi) dễ có nguy cơ tăng năng tuyến giáp. – Với người đang điều trị bằng lithium, không được dùng thường xuyên Betadine Antiseptic Solution.

– Với người đã có suy thận, cần thận trọng đặc biệt khi bôi thường xuyên dung dịch này vào nơi xước da.

– Khi mang thai và thời kỳ cho con bú, chỉ dùng Betadine Antiseptic Solution khi có chỉ định của thầy thuốc và phải dùng liều càng thấp càng tốt. Điều này cũng áp dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trong những trường hợp này, phải đánh giá chức năng tuyến giáp trạng của trẻ.

Tương tác thuốc:

– Phối hợp thuốc này với chế phẩm chữa vết thương chứa thành phần enzym sẽ làm giảm hiệu lực của cả 2 loại thuốc. Cũng có tương tác bất lợi như vậy khi phối hợp Betadine Antiseptic Solution với chất sát khuẩn chứa bạc, hydrogen thủy ngân và có thể hủy hoại da.

– Do Betadine Antiseptic Solution có tác dụng oxy hóa, nên nhiều chất dùng chẩn đoán có thể cho kết quả dương tính giả tạo (như các test dùng toluidine hoặc gôm gualac để xác định haemoglobin hoặc glucose trong phân hoặc trong nước tiểu)

– Trong quá trình dùng Betadine Antiseptic Solution, sự thu nhận iod vào giáp trạng có thể chậm lại, điều này có ảnh hưởng tới nhiều quy trình nghiên cứu (như chụp lấp lánh tuyến giáp, xác định PBI (protein – bound – iodine), chẩn đoán bằng iod phóng xạ) và có thể cản trở kế hoạch điều tuyến giáp trạng bằng iod (liệu pháp iod phóng xạ). Sau khi kết thúc bôi Betadine Antiseptic Solution, cần khoảng cách 1-2 tuần tiến hành làm lấp lánh đồ mới.

Tác dụng ngoài ý:

– Povidone – iodine có thể gây phản ứng kích ứng da tại chỗ tuy rằng ít kích ứng hơn iod nguyên tố. Bôi povidone – iodine vào vết thương rộng hoặc vết bỏng nặng có thể gây phản ứng có hại toàn thân như nhiễm acid chuyển hóa, tăng natri máu ảnh hưởng xấu tới chức năng thận.

– Hãy báo cáo với bác sỹ về các tác dụng ngoại ý gặp phải khi sử dụng thuốc này. Liều lượng: Phết dung dịch mẹ (không pha loãng) dàn đều vào nơi cần điều trị. Sau khi để khô, sẽ tạo được một lớp phim thông khí, rất dễ rửa sạch bằng nước. Có thể bôi thuốc nhiều lần trong ngày.

Quy trình để tiệt khuẩn tay như sau:

1. Tiệt khuẩn vệ sinh tay 3ml dung dịch mẹ – cho phép bôi thuốc 1 phút

2. Tiệt khuẩn để phẫu thuật: 2 × 5ml dung dịch mẹ – cho phép bôi thuốc 5 phút

Quy trình để tiệt khuẩn da như sau:

– Quy trình để tiệt khuẩn da có ít tuyến bã nhờn: Trước khi tiêm, trích hoặc phẫu thuật, cho phép bôi dung dịch ít nhất trong 1 phút.

– Quy trình để tiệt khuẩn da có nhiều tuyến bã nhờn: Trước mọi ca phẫu thuật, cần bôi thuốc ít nhất 10 phút, luôn luôn để cho da ẩm.

– Để tiệt khuẩn da trước phẫu thuật, tránh tạo các nơi đọng dung dịch thuốc dưới cơ thể người bệnh (vì có thể kích ứng da). Betadine Antiseptic Solution có thể dùng không pha hoặc pha loãng để súc hoặc rửa. Với nhiều loại ứng dụng, thì cũng có nhiều loại nồng độ dung dịch.